Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Không ép buộc dân thay bóng đèn trang trí

Không ép buộc dân thay bóng đèn trang trí

ôm qua, các chuyên gia đã bàn nhiều về đề án đèn trang trí thay 20 triệu bóng đèn sợi tóc nóng sáng bằng compact huỳnh quang (CFL), nhưng chưa thống nhất được ý kiến để trình Chính phủ.
Không ép buộc dân thay bóng đèn!
Theo đề xuất của Vụ Khoa học công nghệ (Bộ CN) và EVN, Bộ Công nghiệp vẫn tiếp tục thẩm định đề án thay thế 20 triệu bóng đèn sợi đốt, bởi đây là một trong nhiều giải pháp tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010.
Có những chỉ trích cho rằng bóng CFLs có chi phí đầu tư cho một đơn vị bóng đèn trang trí cao hơn bóng dây tóc truyền thống.

Bộ CN dẫn theo số liệu điều tra của Cty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Cty Rạng Đông), Cty Điện Quang, thị trường trong nước hàng năm tiêu thụ 50 triệu bóng đèn dây tóc nóng sáng.
Đối tượng sử dụng loại đèn hao điện này chủ yếu là các hộ gia đình khu vực nông thôn (khoảng 11,5 triệu hộ, mỗi hộ sử dụng 2-3 bóng). Tính toán của Vụ KH&CN cũng cho thấy, nếu thay đèn sợi tóc nóng sáng bằng CFL thì một gia đình tiết kiệm được 10.000 đồng/tháng.
Nếu thay được 20 triệu bóng đèn thì cả nước tiết kiệm được 1,1 tỷ KWh/năm, giảm được 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư, song nhiều nhà quản lý đặt vấn đề chỉ nên tác động làm thay đổi nhận thức và dùng các biện pháp mang tính thị trường chứ không nên áp đặt người dân.
Nhiều nhà quản lý của Bộ CN cho rằng không nên coi đèn CFL là “thần dược” tiết kiệm điện, bởi nếu ở những nơi điện áp không ổn định thì tuổi thọ CFL không cao và giá thành loại bóng đèn này thuộc loại số đông người dân khó thanh toán.
Nhiều ý kiến còn cho rằng, trên thế giới không nước nào bỏ tất cả đèn sợi tóc nóng sáng và đèn sợi tóc nóng sáng có độ chiếu sáng ổn định và tốt hơn đèn CFL, nhất là với người loạn thị.
Ông Nguyễn Đoàn Thăng - GĐ Cty Rạng Đông ủng hộ thay bóng đèn, nhưng cho rằng không nên bỏ ngay lập tức đèn sợi tóc nóng sáng, bởi vẫn nhiều người dân có nhu cầu sử dụng và năm 2004, riêng Cty Rạng Đông vẫn xuất khẩu 1,5 triệu bóng loại này.
Cứng rắn với cơ quan Nhà nước, mềm dẻo với người dân?
Năm 2006-2007, cả nước sẽ thiếu rất nhiều điện, mỗi cơ quan Nhà nước sẽ phải thực hiện tiết kiệm 10% lượng điện tiêu dùng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng GĐ Tổng Cty điện lực VN cho biết, nếu được Chính phủ cho phép, EVN sẽ đứng ra giám sát việc thực hiện, thì cơ quan Nhà nước nào không tiết kiệm được 10% lượng điện sẽ bị cắt.
Bộ trưởng Hoàng Trung Hải cho rằng, đề án thay thế 20 triệu bóng đèn vẫn chưa khả thi bởi kiến nghị của các đơn vị sản xuất giảm thuế VAT 2 năm đối với bóng đèn hoặc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đèn sợi tóc nóng sáng là khó thực hiện. Bởi lẽ, nếu giảm thuế phải trình ra Quốc hội và liên quan đến hội nhập kinh tế.
Bộ trưởng Hải gợi ý thảo luận: Có nên phát không bóng đèn cho người dân không? Phát bao nhiêu và thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả thay vì phải dùng biện pháp giảm thuế, hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp?
Bà Hồ Kim Thoa – Tổng GĐ Cty Điện Quang kiến nghị: Không nên phát không bóng đèn và càng không nên trợ giá dù chỉ thực hiện có thời hạn, bởi nếu cho không đèn thì ai cũng sẽ lấy, nhưng không phải tất cả đều sử dụng. Còn giảm giá có thời hạn thì ảnh hưởng đến giá cả thị trường, bất lợi cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Vụ KH&CN cùng các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất các biện pháp thực hiện sáng tạo để thay thế 20 triệu bóng đèn và các biện pháp tiết kiệm điện nói chung trước khi xem xét trình Chính phủ.
Bộ trưởng Hoàng Trung Hải cũng đề nghị cần chuẩn bị dự kiến về số tiền cần cho dự án chính xác khi đề nghị Chính phủ, tránh để dự án vẽ ra rất hay nhưng không thực hiện được vì không có kinh phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét